Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Google sitelinks vẫn còn là bí ẩn thú vị


Google sitelinks luôn là bí ẩn thú vị dù đôi khi mang đến phiền toái. Rất nhiều bài viết, thảo luận từ các chuyên gia SEO, nhà quản trị web từ xưa đến nay về Google sitelinks cũng chỉ dừng lại ở mức… phỏng đoán (SEO nói chung cũng luôn bí ẩn, nhưng ít ra Google đã chia sẻ tài liệu và rất nhiều bài viết chi tiết về từng khía cạnh trong đó).
Nhân sự kiện Google vừa cập nhật sitelinks tuần rồi, mình cũng muốn chia sẻ vài trải nghiệm nho nhỏ về Google sitelinks.

Thế Google sitelinks là gì?

Sitelinks, tức là “liên kết” của một site, thường là liên kết nội (internal links) hiển thị ngay bên dưới URL hay snippet (phần mô tả nội dung trang web được Google chọn) trên kết quả tìm kiếm (SERPs), giúp người dùng có thể vào các trang bên trong trang web mà không cần phải vào trang chủ. Bằng cách này, theo Google, sitelinks như là shortcuts giúp tiết kiệm thời gian của người dùng.
Theo cách “truyền thống” và đầy đủ nhất thì Google sẽ hiển thị tối đa 8 liên kết bên dưới URL dù rằng 1 site có thể có hơn 8 sitelinks (như site nhạc Mp3 Zing có tới 24 sitelinks, xem bên dưới).
Google sitelinks của LamSEO.com trên Google.com
Google sitelinks của LamSEO.com trên Google.com ngày 27/7/2010 với từ khóa "lamseo".
Nhưng từ tháng 3/2009, Google đã thử nghiệm hiển thị sitelinks theo chiều ngang, tối đa 4 liên kết và nằm ngay bên dưới snippet (thay vì URL như truyền thống). Các liên kết này thường là phần bên trái của bộ 8 links khi hiển thị đầy đủ.
Sitelinks của LamSEO.com theo chiều ngang trên Google Việt Nam với từ khóa "lam seo"
Sitelinks của LamSEO.com theo chiều ngang trên Google Việt Nam với từ khóa "lam seo"

Google xác định sitelinks như thế nào?

Đây chính là câu hỏi chưa có đáp án chính xác và toàn diện nhất. Google chỉ bật mí rất chung chung:
“We only show sitelinks for results when we think they’ll be useful to the user. If the structure of your site doesn’t allow our algorithms to find good sitelinks, or we don’t think that the sitelinks for your site are relevant for the user’s query, we won’t show them.
At the moment, sitelinks are completely automated. We’re always working to improve our sitelinks algorithms, and we may incorporate webmaster input in the future.”
tạm dịch sát nghĩa:
“Chúng tôi chỉ hiển thị sitelinks cho những kết quả mà chúng tôi NGHĨ chúng hữu ích với người dùng. Nếu cấu trúc site không cho phép giải thuật của chúng tôi tìm những sitelinks tốt, hoặc chúng tôi không nghĩ rằng sitelinks liên quan đến truy vấn của người dùng, thì chúng tôi sẽ không hiển thị chúng.
Hiện tại, sitelinks được xác định một cách tự động. Chúng tôi luôn cố gắng cải tiến giải thuật sitelinks và có thể trong tương lai chúng tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của webmaster”

Giả thuyết “chấp nhận được”

Google chỉ hiển thị sitelinks với những từ khóa mà bạn đạt tỉ lệ click (CTR) cực kỳ cao (đến mức nào thì chưa thể xác định), thường là các từ khóa thương hiệu, tên miền. Ví LamSEO.com sẽ hiển thị với các từ khóa như: lamseo.com, lamseo, lam seo, làm seo, tư vấn seotu van seo.
Google chỉ hiển thị những liên kết mà Googlebot có thể dò tìm từ trang chủ, thường là HTML linksđược đặt cao ở HTML source và được click nhiều nhất.

Phản biện vài giả thuyết…

Sitelinks chỉ dành cho site có trên 1 năm tuổi. Thực tế thì mình đã từng chứng kiến các site chỉ ra đời hơn 1 tháng đã có sitelinks (như Thuanthien.zing.vn) dù mình không phủ nhận tuổi đời tên miền có ảnh hưởng nhất định trong sitelinks và SEO nói chung.
Sitelinks chỉ hiển thị với các trang có nhiều liên kết ngoại với backlinks chứa anchor text là tên trang web. Mình có site cá nhân DuNguyen.com đang hiển thị những sitelinks cho trang Tag (/proxy) mà mình chưa bao giờ chú trọng phải xây dựng liên kết hay internal links.
Sitelinks của DuNguyen.com trên Google Việt Nam.
Sitelinks của DuNguyen.com trên Google Việt Nam.
Sitelinks chỉ hiển thị liên kết nội bộ. Hãy nhìn sitelinks của Zing.vn hiện tại, bạn sẽ thấy có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn mà subdomain được Google xem như là site riêng.
Sitelinks của www.zing.vn có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn
Sitelinks của www.zing.vn có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn
Google chỉ hiển thị sitelinks của trang chủ. Hãy xem Zing Mp3 có sitelinks từ chuyên trang video clip.
Mp3 Zing có sitelinks ở chuyên trang Video clip.
Mp3 Zing có sitelinks ở chuyên trang Video clip.
Google chỉ hiển thị liên kết/trang web có traffic cực cao hoặc được click nhiều nhất trang. Hãy xem phần “cách khóa sitelink” bên dưới, bạn sẽ thấy nhận định này là sai.

Làm thế nào để có sitelinks như ý?

Câu hỏi đặt ra “làm thế nào để có sitelinks?” cũng được các chuyên gia thảo luận rất nhiều. Theo phỏng đoán bên trên thì mình thấy 2 điều kiện tiên quyết để có sitelinks gồm: đạt CTR cực cao (so với các site xếp dưới ở top 10 kết quả tìm kiếm) với một số từ khóa (không nhất định phải là brand) và nên tạo các HTML links đặt cao ở mã nguồn HTML, thường là các link trong Top Menu/Navigation. Trong đó CTR là do người dùng quyết định nhưng bạn có thể chủ động tối ưu thông tin hiển thị (page title, description/snippet, URL) cũng như tận dụng HTML links thay vì javascript ở Navigation/Menu (ngoài ra có thể tạo Breadcrumbs cho các trang con).
Để tối ưu sitelinks, ngoài làm tốt 2 điều căn bản trên, bạn có thể khóa (block) các liên kết không muốn hiển thị và “chờ đợi” Google sẽ tìm link khác.

Cách khóa sitelink không mong muốn

Ngay đầu bài viết mình đã nói sitelinks đôi khi mang đến phiền phức. Hmm, đúng là như vậy, bởi nó được tạo tự động, và vì vậy, không phải lúc nào cũng hiển thị link mình mong muốn. “Tai nạn nghề nghiệp” dưới đây là một ví dụ.
Một ngày cuối tuần cách đây 2 tháng (tuần cuối tháng 5/2010) (khi này mình không còn làm fulltime cho VNG nên không quản lý sâu sát Webmaster tools của các site Zing), một số cộng đồng online đưa tin Zing Mp3 đang cố tình tạo xì-căng-đan với 1 sitelink rất nhạy cảm.
Một sitelink rất nhạy cảm của Zing Mp3 ngày 29/5/2010
Một sitelink rất nhạy cảm của Zing Mp3 ngày 29/5/2010
Mình vội vàng login vào Google Webmaster Tools để khóa sitelink đó lại.
Log in vào Google Webmaster Tools, chọn tab Sitelinks
Log in vào Google Webmaster Tools, chọn tab Sitelinks
Vào Site Configuration, tab Sitelinks, chọn sitelink không mong đợi đó, tiến hành “block”.
Khóa (block) 1 site link không mong muốn.
Khóa (block) 1 site link không mong muốn.
Ngoài ra, để chắc chắn, mình cũng cập nhật robots.txt lẫn yêu cầu Google remove những trang nhạy cảm đó ra khỏi index. Và chờ đợi. May thay, khoảng 8 giờ sau Google đã cập nhật sitelinks mới, dẫu thỉnh thoảng Google vẫn hiện cache trong 1 tuần đầu tiên.
Mình chắc chắn rằng sitelink nhạy cảm trên là ngoài ý muốn, không hề có traffic trước đó và chỉ xuất hiện khi Google cập nhật giải thuật sitelinks lần đó. Xem pageviews của URL đó trong Google Analytics sẽ thấy rõ điều đó.
Không cần có nhiều lượt xem để có 1 sitelink!
Không cần có nhiều lượt xem để có 1 sitelink!

7 ngày để học làm SEO


Từng là một SEO newbie, mình đã tìm hiểu và đọc nhiều bài viết về SEO trên các diễn đàn và site SEO tại Việt Nam. Tuy nhiên mình chưa thấy có site nào có một bộ Tutorial hoàn chỉnh và đầy đủ hướng dẫn cho Newbie, mặc dù trước đây anh Du Nguyễn đã có bàihướng dẫn cách tự học SEO (nhưng chỉ mang tính định hướng hơn là đi vào chuyên môn)
Mất nhiều công sức và thời gian để ngâm cứu, đến nay thì với kiến thức mình tổng hợp được, mình muốn được chia sẻ với các newbie và phát triển thành một tài liệu hay cho anh em ngay tại Làm SEO, nơi mình đánh giá cao chất lượng các bài viết về Search Engine Marketing.
7 ngày học SEO...
7 ngày học SEO...
Kiến thức của một mình mình chưa chắc đã đủ nên rất mong mọi người sẽ phản hồi để xây dựng được một bộ tutorial bật mí các kỹ thuật  thủ thuật mà các SEO Professionals (chuyên gia SEO hay người làm SEO chuyên nghiệp, sau gọi tắt là Pro) đã thực hiện.
Mình sẽ tiến hành thực hiện SEO trên 1 site mới toanh, giao diện, nội dung bình thường. Để phân tích và giúp các bạn có thể cùng tìm hiểu các bước sẽ làm trên đó.
Mình dự định sẽ viết các bài sau:
  1. Giới thiệu SEO, các thuật ngữ, khái niệm cơ bản
  2. Ngày 1: Từ khóa, cách phân tích từ khóa, đánh giá từ khóa.
  3. Ngày 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh, chọn hướng đi, nội dung cho website.
  4. Ngày 3: Tối ưu Onpage
  5. Ngày 4: Chiến lược Offpage, Link buiding, Viral marketing
  6. Ngày 5: Kiểm tra, phân tích Ranking.
  7. Ngày 6: Phân tích lưu lượng truy cập, người dùng.
  8. Ngày 7: Lập các báo cáo SEO, Phân tích tình huống.
  9. Kết luận.
Tác giả HoangPV hiện là quản trị viên website Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin và tư vấn công nghệ ACRO.
Vui lòng ghi rõ nguồn LamSEO.com hoặc www.lamseo.com khi đăng lại bài viết. Cảm ơ

Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website


Người làm SEO chuyên nghiệp dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và phân bổ từ khóa cho các trang (pages) của website. Bài viết khá công phu của bạn HoàngPV, một cộng tác viên trẻ của LamSEO.com, sẽ giúp các bạn hiểu hơn vềcông đoạn đầu tiên của quy trình SEO.

Từ khóa là gì?

Rất dễ để giải thích. Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với đúng người tìm kiếm.
Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?
Bạn muốn có một nghàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa
hay
Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa.
Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần tôi được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.
Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chưa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.
Từ khóa phổ thông, nhiều người tìm kiếm đồng nghĩa bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tối ưu website, xây dựng backlink hơn để có thành công trong TOP đầu. Nếu bạn là một người mới, rất thuận lợi nếu bạn chú trọng vào phát triển những từ khóa ít cạnh tranh hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh sẽ làm tăng sự tin tưởng cho bạn để phát triển những từ khóa có độ khó cao, cạnh tranh lớn và có nhiều người tìm phổ thông hơn.
Trong bài viết này tôi sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài” để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. Tôi cũng có một ví dụ đi kèm về một website tôi đang phát triển. Một site đạt mức bình thường về giao diện, mức độ tối ưu, nội dung, và cách trình bày.

5 bước phân tích & chọn lọc từ khóa long tail chuẩn xác

Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn

Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?
Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.

Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?

Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?
Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.
Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”.
Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.
Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn 100% .
Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”, … và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.
Một ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất của tôi. Một khách hàng làm về dịch vụ vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “Taxi tải”, “chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”. Sau khi thảo luận và tư vấn tôi có kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của tôi là phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.
Lấy từ “taxi tải” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ taxi tải để vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh từ “taxi tải” như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê taxi tải chuyển hàng” và mục tiêu là lên TOP 3 – 1. Bây giờ bạn tra có thể thấy http://dichvuvanchuyen.com.vn ở TOP 1 – 3 với các từ khóa bên trên và thực tế tôi làm nó lên mức đó chỉ trong vòng 2 – 4 ngày.
Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ lướt qua trong đầu tôi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa

Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.
Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.
Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.
Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.
Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.
Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.
Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.
Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).

Phần 2 Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website

Tác giả HoàngPV, CTV của Làm SEO & quản trị website Acro.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com khi đăng lại bài viết

Hội thảo SEO do BOM Informatics tổ chức tại TPHCM


(BOM) – Hội thảo thứ 15 “SEO – Biến thương hiệu bạn thành SAO trên Internet” do BOM Informatics tổ chức ngày 24-09-2010 tại Trung Tâm Học Tập & Phát Triển TP.HCM đã thành công tốt đẹp, hội thảo đã thu hút được gần 50 doanh nghiệp tham gia, thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Hội thảo với chủ đề SEO (Search Engine Optimization)tuy chủ đề khá mới, nhưng doanh nghiệp tham gia tham gia đều nhận thức được tầm quan trọng của SEO đối với website và rộng hơn là với thương hiệu của mình. SEO qua phần trình bày của diễn giả Nguyễn Văn Du (được biết với nickDu Nguyễn), chuyên gia SEO của LamSEO.com, với kinh nghiệm triển khai SEO cho rất nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, chia sẻ những công cụ và cách thức SEO hiệu quả để đưa website doanh nghiệp lên TOP 10 Google, Yahoo.
Những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của diễn giả Nguyễn Văn Du đã làm cho hội thảo rất sôi nổi, hào hứng, các doanh nghiệp liên tục đặt câu hỏi với diễn giả, đa số đều mong muốn áp dụng SEO ngay cho doanh nghiệp mình.
Một số hình ảnh tại Hội thảo SEO lần này:
 Hội thảo SEO - BOM Informatics - Chuyên gia SEO Du Nguyễn LamSEO.com
Chuyên gia SEO Du Nguyễn cùng ekip tổ chức Hội thảo, trung tâm BOM Informatics.
Hội thảo SEO - BOM Informatics - Chuyên gia SEO Du Nguyễn LamSEO.com
Video clip minh họa Cỗ máy tìm kiếm Google hoạt động như thế nào
Hội thảo SEO - BOM Informatics - Chuyên gia SEO Du Nguyễn LamSEO.com
Diễn giả đặt câu hỏi giao lưu với các doanh nghiệp...
Hội thảo SEO - BOM Informatics - Chuyên gia SEO Du Nguyễn LamSEO.com
Các doanh nghiệp cũng rất hào hứng đặt câu hỏi với Mr Du Nguyễn
Hội thảo SEO - BOM Informatics - Chuyên gia SEO Du Nguyễn LamSEO.com
Các doanh nghiệp quan tâm đến quy trình làm SEO, chi phí & chọn dịch vụ SEO...
Hội thảo SEO - BOM Informatics - Chuyên gia SEO Du Nguyễn LamSEO.com
Giải mã thành công của Zing trong đó traffic từ Search Engines là nguồn quan trọng...
Thông tin về Hội thảo “SEO – Biến thương hiệu bạn thành SAO trên Internet” cũng sẽ được giới thiệu trên HTV 9 và 7 theo lịch như sau:
- Chương trình Công nghệ xanh kỳ 62, lúc 15h45 thứ 7 (ngày 02/10/2010) trên kênh HTV9,
- Phát lại vào lúc 13h45 thứ 6 tuần sau (08/10/2010) trên kênh HTV7.
Theo BOM.

Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website (phần 2)


Tiếp theo phần 1 bài viết Ngày 1: Phân tích & chọn lọc từ khóa cho website trong loạt bài 7 ngày học làm SEO, chúng tôi giới thiệu các bước cuối cùng để chọn ra danh sách từ khóa hợp lý nhất cho trang web.

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.
Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:
“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh.
Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.
Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.
Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp.
KeywordKết quả trên GoogleMức độ cạnh tranh
“keyword”> 100.000Cao
Allinanchor:“keyword”> 20.000Cao
Allintitle:“keyword”> 20.000Cao
Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.
Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text đểxây dựng backlink,  kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.
Google taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.
Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” và “thuê taxi tải”:
cho thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle:
allinanchor thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.
allititle thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.
Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.
Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website bán laptop thì từ khóa chính là Laptop, máy tính xách tay, netbook.
Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là “mua laptop ở đâu, nên mua laptop ở đâu, mua laptop nào chơi game tốt, địa chỉ mua laptop trả góp”,….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.
Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:
Khách hàng mục tiêuSản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp thỏa mãn nhu cầu của khách hàngNhững từ khóa chính
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng bếp cao cấpTủ bếp, bộ bàn, ghế phòng bếp, phòng ăn, phụ kiện nhà bếp cao cấp, sang trọngNội thất nhà bếp cao cấp, tủ bếp cao cấp, bộ bàn ăn cao cấp, nội thất nhà bếp cao cấp tại hà nội, bộ bàn ăn sang trọng
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng khách cao cấpGhế sofa, đi văng, bàn tiếp khách cao cấp, sang trọngNội thất phòng khách cao cấp, Divang phòng khách cao cấp, ghế sofa phòng khách cao cấp,
Bộ sofa cao cấp, …
Ở đây tôi lấy ví dụ là đồ cao cấp, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.
Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.
Bạn hãy tìm từ khóa: tổng đài panasonic trên google việt nam – bạn sẽ thấy site của tôi đang phát triển http://vnctel.com.vn (site này code không hỗ trợ vấn đề tối ưu, nên làm lên mục tiêu chỉ làm lên TOP 3-5). Site của tôi trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục tổng đài panasonic trên website. Khi khách hàng tìm từ tổng đài panasonic đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.
Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.
Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Và sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:
Tạo Keyword map - Chọn từ khóa đúng
Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)
Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.
Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.
Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì. Trong bài viết thứ 2 tôi sẽ cùng với các bạn phân tích site của đối thủ cạnh tranh, xác định nội dung cho websie của mình. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
Tác giả HoàngPV, CTV của Làm SEO & quản trị website Acro.vn
Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com khi đăng lại bài viết.

File giới thiệu SEO Copywriting


Hôm nay mình chia sẻ một file hướng dẫn về SEO Copywriting (cách viết nội dung web sao cho Google thích). Khi đó là mình làm SEO tổng thể cho site Hiếu Học và file này dành cho cho đội ngũ làm nội dung…

SEO copywriting
SEO Copywriting - Viết nội dung web để Google thích
Hi vọng file này hữu ích với một số bạn mới tập tễnh vào SEO. Khi nào thuận lợi mình sẽ cập nhật một số file về SEO mà gần đây mình làm speaker hội thảo & tư vấn các công ty khác.


Thế nào gọi là PRO SEO?

Không có con số thống kế chính thức nhưng qua thời gian sinh hoạt tại các diễn đàn công nghệ, online marketing…, mình nhận thấy gần đây số người làm SEO tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công với lĩnh vực mang đầy tính cạnh tranh này. Một sô câu hỏi đặt ra như làm sao để thành công trong SEO? Làm sao để kiếm được nhiều khách hàng thông qua các phương pháp SEO? Làm sao để website mình luôn đứng trên đối thủ?
Khái niệm PRO SEO hay không, tức SEO chuyên nghiệp hay không cũng chỉ mang tính chất tương đối. Tùy vào những suy nghĩ vào những thời điểm khác nhau mà từng người sẽ có những nhận định riêng về vấn đề này. Tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm làm SEO và cũng gặp rất nhiều người trong cùng lĩnh vực, tác giả bài viết xin mạo mụi trình bày một số quan điểm riêng: “Làm sao để trở thành PRO SEO?”
Đầu tiên, khi nhắc đến PRO SEO mọi người sẽ ngầm tưởng rằng họ có rất nhiều kiến thức trong SEO. Hầu như khi đề cập bất cứ vấn đề gì về SEO, họ đều biết và trả lời trôi chảy. Tuy nhiên, biết nhiều kiến thức trong SEO chưa thể gọi là PRO SEO. Tại sao lại như vậy? Vì PRO SEO được đánh giá trên những kết quả mà họ đạt được chứ không phải những gì mà họ nói được. Nói thì dễ, mà để làm được là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau.
Điều thứ hai, người làm SEO khi nâng hạng thành công những từ khóa khó, từ khóa cạnh tranh ví dụ như keyword: weight loss, seo, travel, thiết kế website … có thể gọi là PRO SEO? Về mặt nào đó có thể nói họ là những người SEO giỏi ứng với từ khóa đó, nhưng không đồng nghĩa họ là PRO SEO. Vì một newbie bình thường, khi được cung cấp đầy đủ điều kiện để phát triển từ khóa vẫn có thể ung dung lên top mà không cần phải bỏ ra nhiều công sức.
Điều thứ ba, người làm SEO có thể kéo được một lượng khách truy cập lớn vào website nhờ các phương pháp SEO có thể gọi là PRO SEO? vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào cái cách mà bạn suy nghĩ ngay khi bắt đầu thực hiện SEO. Nếu bạn nghĩ rằng SEO để nhiều người biết tới, SEO để quảng bá website thì bạn mới chỉ đạt được 50% công lực của người làm SEO chân chính.

Vậy, như thế nào mới gọi là PRO SEO?

Bây giờ chúng ta mới thực sự đi vào vấn đề chính. Yếu tố đầu tiên để trở thành một PRO SEO là không tập trung đánh một hai từ khóa, mà phải đánh toàn diện, đánh tổng lực vào những từ khóa có ít người tìm kiếm nhưng khả năng mang lại khách hàng tiềm năng cao.
Đối với người PRO SEO, họ sẽ quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) hơn là số traffic mang lại. Nếu SEO từ khóa tốt nhưng số lượng khách hàng liên hệ không nhiều để bù đắp vào phần công sức họ đã bỏ ra thì SEO hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Điều này ám chỉ rằng, PRO SEO là những người có tầm nhìn chiến lược, họ biết làm cách nào để thu hút mọi người vào website và khéo léo lèo lái khách truy cập trở thành những khách hàng thực sự.
Đồng thời, người PRO SEO sẽ không làm chủ một cái giếng, họ muốn làm chủ bầu trời. Do đó, nếu được lựa chọn hình ảnh của một con ếch và một con chim, các PRO SEO sẽ luôn muốn cất đôi cánh của loài chim để tung bay trên bầu trời rộng lớn. Đó là lý do giải thích tại sao nhiều người làm SEO một thời gian thường có xu hướng nâng cấp level lên một tầm cao hơn đó là online marketing nhưng vẫn mang theo trong mình những đặc trưng SEO cơ bản.
Cuối cùng, thông qua bài viết này tác giả chỉ muốn gửi gắm đến tất cả các bạn làm SEO một thông điệp: “SEO chỉ là một ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, nhiệm vụ của chúng ta là làm cho ngôi sao đó ngày càng tỏa sáng”
Chúc các bạn sớm trở thành PRO SEO!
CTV Khánh La hiện là chuyên viên SEO của Giaiphaplienket.com
(Vui lòng ghi rõ nguồn www.lamseo.com nếu đăng lại bài viết)