Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Thế nào gọi là PRO SEO? (phần 2)


Bài viết Thế nào gọi là PRO SEO? của Khánh La được thảo luận khá sôi nổi ở DDTH và Thế giới SEO. Tôi cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, sau khi nhận được một số phản hồi về tính chia sẻ cộng đồng của các cao thủ SEO ở Việt Nam.
Pro hay chuyên nghiệp là một khái niệm khá rộng, vì quá rộng nên mỗi người nói một khía cạnh khác nhau giống như thầy bói xem voi.
Tôi cũng xin mạn phép bàn về một vài cái đuôi, cái chân của con voi này.
1. Trình độ
Mộ SEOer pro phải là người có một trình độ nhất định, có thể anh ta không nhất thiết phải có mộtthanh công cụ SEO thể nhưng cần phải có những hiểu biết sâu sắc và rộng về lĩnh vực của mình. Để trở thành SEOer pro tất cả chúng ta đều phải không ngừng học hỏi, đó là lý do tại sao TGS ra đời. TGS ra đời là để nhiều SEOer trở thành SEOer pro hơn.
2. Bí quyết
Chẳng có một tổ chức, cá nhân nào thành công mà không có bí quyết. Mọi người cần tôn trọng những bí mật này vì nếu bí quyết mà tất cả đều biết thì không còn là bí quyết nữa. Bí quyết không phải là thứ có thể chia sẻ vì nó quyết định sự tồn vong của tổ chức, sự nghiệp cá nhân. Trong những bài viết của các bạn trong thread này có nhiều người nhầm lẫn sự chia sẻ và việc phải biết được bí quyết. Chia sẻ là sự tự nguyện giúp đỡ người người khác, nhưng khi ai đó đòi hỏi sự tự giác này thì đó là sự lạm dụng giống như “Ăn mày còn đòi xôi gấc”.
3. Chia sẻ
Trong thời đại Internet chẳng có một bí quyết nào tồn tại được lâu, những vấn đề hôm nay có thể là bí quyết của bạn ngày mai tất cả đã biết rồi. Vấn đề giữ bí quyết chỉ là giữ trong bao lâu, như luật bản quyền của nước ngoài họ cũng không bao giờ giữ vĩnh viễn một phát minh nào đó họ chỉ giữ trong một thời hạn đủ để bảo vệ cho người phát minh có thể thu hồi vốn đầu tư và có lãi cho công sức tìm tòi sáng tạo của mình. Nếu bạn có bí quyết bạn hãy dùng nó để kiếm tiền, nhưng khi nào cảm thấy đã đủ (đây là cảm giác cá nhân của từng người) hãy chia sẻ với người khác vì không sớm thì muộn họ cũng biết, chia sẻ sớm hơn sẽ giúp ích cho mọi người và cũng giúp ích cho bạn
4. Cạnh tranh
Về nguyên tắc thì kiểu gì bạn cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh. Cảm giác phải cạnh tranh rất khó chịu nhưng nó là cách để tất cả chúng ta cùng tiến lên, có cạnh tranh mới có phát triển. Qua cạnh tranh bạn sẽ học được nhiều điều từ đối thủ, phát triển hết khả năng của mình và sáng tạo ra nhiều chiêu mới để cạnh tranh. Đối xử với đối thủ cạnh tranh PRO là cách như các cầu thủ bóng đá bắt tay nhau mỗi khi ra sân nhưng đá hết mình trong trận và sau trận đấu dù thắng hay thua lại bắt tay nhau thân thiện.
5. Hợp tác
Hợp tác không phải là khẩu hiệu xã giao trong các bữa nhậu mà là cách để chúng ta bắt được con cá to hơn. Người Việt Nam chúng ta quen sống trong lũy tre làng nên tư duy chỉ là kiếm vài con tôm con tép bé nhỏ trong cái ao làng, với những con cá nhỏ đó thì chả cần phải hợp tác cũng bắt được. Ao làng thì bé nhỏ mà số người bắt cá lại đông, không sớm thì muộn kiểu gì cũng dẫn tới cạnh tranh, hết phá giá rồi lại đến chửi bới nhau. Kết quả là miếng cá của chúng ta càng ngày càng nhỏ đi.
Hãy đứng trên nóc tòa nhà Kengnam để nhìn xa hơn cái lũy tre làng của chúng ta một chút thì chúng ta sẽ thấy ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ họ chung sức đóng những con tàu đánh cá to lớn để ra biển khơi đánh được những con cá ngừ đại dương to lớn với giá cao gấp 100 – 1000 giá của những con cá bé nhỏ chúng ta đang tranh nhau trong ao. Dù họ có chia nhau cho 10 người thì thu nhập của chọ vẫn gấp cả chục lần so với chúng ta, họ đem phần cá về ngồi uống bia và ngồi xem chúng ta đang tranh nhau vài con cá Rô phi nhỏ mà cười vào mũi chúng ta là những thằng ngu, chỉ biết tranh nhau những con cá nhỏ không biết đường đoàn kết lại mà kiếm con cá to.
Vậy đấy, hợp tác không phải có lợi cho một bên nào cả mà nó có lợi cho cả 2 bên (win – win). Chỉ có hợp tác chúng ta mới kiếm được những khoản tiền to, chỉ hợp tác chúng ta mới cải thiện được thu nhập và cũng chỉ hợp tác lại chúng ta mới ngẩng mặt lên được.
Chu Đình Châu, CTV của Làm SEO, chuyên gia SEO của ESNC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét